trang chủ tin tức xe Khám phá Những tính năng an toàn mà mọi hãng xe ô tô đều muốn trang bị

Những tính năng an toàn mà mọi hãng xe ô tô đều muốn trang bị

Những tính năng an toàn trên xe ôtô này đều có tác dụng giảm thiểu va chạm cho tài xế lẫn người đi bộ trong những tình huống thực tế trên đường.

Vài năm trở lại đây, các hãng ôtô đã tiến những bước dài trong việc phát triển công nghệ an toàn chủ động, giúp giảm thiểu, thậm chí là ngăn chặn va chạm xảy ra. Bên cạnh đó, các hãng ôtô còn tung ra một vài tính năng hỗ trợ người lái mới, giúp việc vận hành xe trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Do đó, người tiêu dùng giờ đây thường có một danh sách dài các tính năng an toàn ôtô và tiện nghi để chọn khi mua một chiếc xe mới. Tuy nhiên, đôi khi điều này lại khiến người tiêu dùng cảm thấy choáng ngợp và bối rối.

Những tính năng an toàn trên xe ôtô có tác dụng giảm thiểu va chạm cho tài xế lẫn người đi bộ trong những tình huống thực tế trên đường.

Những tính năng an toàn trên xe ôtô có tác dụng giảm thiểu va chạm cho tài xế lẫn người đi bộ trong những tình huống thực tế trên đường.

Để đơn giản hóa một chút, tạp chí Consumer Reports đã chọn ra 3 tính năng an toàn mà người tiêu dùng nên chọn khi mua ô tô mới. Cả 3 tính năng này đều có tác dụng giảm thiểu va chạm trong những tình huống thực tế trên đường.

Sau đây là những tính năng an toàn có thể cứu mạng cả người lái xe ôtô lẫn người đi bộ:

Phanh khẩn cấp tự động

Đóng vai trò như người phụ lái không bao giờ bị xao nhãng, hệ thống phanh khẩn cấp tự động (Automatic Emergency Braking - AEB) sẽ theo dõi nguy cơ va chạm với xe phía trước. Khi xe của bạn tiến quá sát đến phương tiện phía trước, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo. Nếu người lái không phản hồi, hệ thống sẽ tự động phanh xe lại để tránh tai nạn hoặc giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của va chạm.

 Phanh khẩn cấp tự động là 1 trong 3 tính năng an toàn có thể cứu mạng cả người dùng ô tô lẫn người đi bộ

Phanh khẩn cấp tự động là 1 trong 3 tính năng an toàn có thể cứu mạng cả người dùng ô tô lẫn người đi bộ

Hệ thống AEB được chia thành 3 loại, bao gồm:

- Hệ thống AEB thông thường: có khả năng phát hiện nguy cơ va chạm với phương tiện phía trước, cung cấp cảnh báo và tự động phanh xe lại để tránh va chạm hoặc giảm thiểu thương vong.

- Hệ thống AEB với tính năng phát hiện người đi bộ: thêm tính năng phát hiện nguy cơ va chạm với người đi bộ hoặc người đạp xe, tự động phanh xe để tránh va chạm, trong trường hợp bất khả kháng thì giảm thiểu thương vong.

- Hệ thống AEB phía sau: giúp xe tự động phanh để ngăn va chạm hoặc giảm thiểu lực tác động khi đang lùi.

Cơ quan An toàn Giao thông Đường bộ Mỹ (NHTSA) hiện đang lên kế hoạch ban hành quy định mới, yêu cầu mọi mẫu xe bán ra ở xứ sở cờ hoa đều phải được trang bị hệ thống phanh khẩn cấp tự động và phát hiện người đi bộ tiêu chuẩn. Tại thị trường Mỹ, hiện đã có 5 hãng ô tô trang bị hệ thống AEB tiêu chuẩn cho mọi mẫu xe của mình, đó là Hyundai/Genesis, Nissan/Infiniti, Subaru, Tesla và Volvo.

Trong khi đó, Viện An toàn Giao thông Đường bộ Mỹ (IIHS) ước tính việc "phổ cập" hệ thống AEB sẽ giúp ngăn 42.000 vụ va chạm và 20.000 ca thương vong vào năm 2025. Ước tính này dựa trên kết quả nghiên cứu của IIHS, cho thấy hệ thống cảnh báo tiền va chạm và phanh khẩn cấp tự động giúp giảm một nửa số vụ tông xe từ phía sau.

Tính năng phát hiện người đi bộ

Hệ thống AEB trên một số mẫu xe không chỉ có tác dụng phanh tự động trong trường hợp khẩn cấp mà còn đi kèm tính năng phát hiện người đi bộ và/hoặc người đạp xe (Pedestrian Detection). Với tính năng này, hệ thống AEB sẽ kích hoạt phanh khi cần để giảm nguy cơ chấn thương cho người đi bộ/người đạp xe. Hiện nay, số người đi bộ tử vong tại Mỹ đang tăng lên nên tính năng này ngày càng quan trọng hơn.

 Phát hiện người đi bộ là tính năng an toàn ngày càng quan trọng và cần thiết

Phát hiện người đi bộ là tính năng an toàn ngày càng quan trọng và cần thiết

Pedestrian Detection sẽ sử dụng các camera và cảm biến xung quanh xe để phát hiện người đi bộ trong khu vực lân cận. Với thông tin này, máy tính trên xe sẽ cảnh báo người lái về sự xuất hiện của người đi bộ hoặc những vật thể di động khác, ví dụ như người đạp xe. Có những mẫu xe thậm chí còn được trang bị cả công nghệ hồng ngoại để phát hiện người đi bộ vào ban đêm.

Hệ thống phát hiện người đi bộ thường hoạt động tốt nhất khi xe đang chạy ở tốc độ thấp. Khi đó, xe sẽ có đủ thời gian để giảm tốc và giảm thiểu nguy cơ va chạm. Tất nhiên, ngay cả khi xe của bạn có tính năng này thì cũng không nên chủ quan và lơ là việc quan sát đường.

Hệ thống cảnh báo điểm mù

Hệ thống cảnh báo điểm mù (Blind Sport Warning - BSW) sẽ giúp bạn quan sát làn đường bên cạnh và cảnh báo khi phát hiện có xe đến gần. Hệ thống này sẽ sử dụng camera, radar và/hoặc cảm biến siêu âm trang bị trên xe để phát hiện những phương tiện mà người lái không thể nhìn thấy trong điểm mù.

 Hệ thống cảnh báo điểm mù hiện đã được trang bị cho nhiều loại xe, từ phổ thông đến hạng sang

Hệ thống cảnh báo điểm mù hiện đã được trang bị cho nhiều loại xe, từ phổ thông đến hạng sang

BSW sẽ đưa ra cảnh báo bằng hình ảnh, thường hiển thị trên gương chiếu hậu hoặc trên cột A bên phía người lái. Khi người lái bật đèn báo rẽ, một số hệ thống BSW sẽ cảnh báo bằng âm thanh hoặc xúc giác (ví dụ rung vô lăng) để cảnh báo nguy cơ nhập làn hoặc chuyển làn không an toàn.

Hệ thống BSW được chia thành 2 loại chính, gồm có:

- BSW thông thường: hệ thống này sẽ phát hiện xe nằm trong điểm mù của tài xế và đưa ra cảnh báo. Một số hệ thống còn cung cấp cảnh báo bổ sung nếu người lái bật đèn báo rẽ trong trường hợp không đủ an toàn để nhập làn hoặc chuyển làn.

- Hỗ trợ điểm mù (BSA): Hệ thống này có thêm tính năng tự động đánh lái hoặc phanh xe lại nếu người lái bật đèn báo rẽ để chuyển làn đường trong khi làn bên cạnh có phương tiện nằm trong điểm mù.

2 tính năng giúp lái xe nhàn hơn

Nếu muốn tận hưởng cảm giác nhàn hơn khi lái xe, bạn nên chọn 2 tính năng dưới đây khi mua ô tô mới, theo lời khuyên của tạp chí Consumer Reports.

Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng

Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control - ACC) là phiên bản mới và hiện đại hơn của công nghệ ga tự động (Cruise Control). Hệ thống này sẽ dùng các radar hoặc cảm biến trên xe để điều chỉnh tốc độ. Nhờ đó, khi phương tiện phía trước giảm tốc, hệ thống ACC sẽ điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp. Khi phương tiện phía trước rời đi, hệ thống ACC sẽ quay trở lại tốc độ mà người lái cài đặt ban đầu.

 Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng sẽ giúp việc lái xe trở nên nhàn hơn

Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng sẽ giúp việc lái xe trở nên nhàn hơn

Phần lớn hệ thống ACC trên các mẫu xe đều có tính năng Dừng và Đi (Stop & Go). Nhờ đó, hệ thống sẽ dừng xe lại và tiếp tục khởi hành khi các phương tiện phía trước bắt đầu di chuyển.

Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường

Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (Lane Keeping Assist - LKA) có tác dụng hỗ trợ đánh lái để ngăn xe lệch khỏi làn đường đang chạy. Hệ thống sẽ tự động đánh lái hoặc phanh khi xe chèn lên vạch kẻ đường nếu người lái không bật đèn báo rẽ.

 Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường cũng là tính năng hỗ trợ người lái khá phổ biến hiện nay

Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường cũng là tính năng hỗ trợ người lái khá phổ biến hiện nay

Thường được bật lên một cách mặc định, LKA sẽ dùng camera phía trước để phát hiện vạch kẻ đường xung quanh xe. Nếu muốn, người lái có thể tắt hệ thống này đi bằng nút bấm. Nút bấm của hệ thống thường đi kèm biểu tượng xe chèn lên 1 trong 2 vạch kẻ đường bên cạnh.

Theo tạp chí Consumer Reports, 4 hãng ôtô có hệ thống hỗ trợ giữ làn đường tốt nhất tính đến thời điểm tháng 11/2021 là Tesla, Cadillac, Hyundai và Volvo. Trái ngược với 4 cái tên này, Honda, Ford, Volkswagen và Lincoln lại là những hãng ô tô có hệ thống hỗ trợ giữ làn đường kém nhất.

(Nguồn: baomoi.com)